Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

TPBVSK Vạn Tâm

Pharma Vạn Tâm

Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Sỏi mật

Sỏi mật là một trong các bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ.

Khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại có thể gặp sỏi sắc tố mật liên quan đến nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin.

Bình thường túi mật sẽ dự trữ dịch mật giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn từ gan. Khi chúng ta ăn, túi mật thực hiện chức năng bằng cách co bóp và tiết mật vào ruột non. Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm, vận động đường mật kém gây ứ mật hay có tình trạng viêm thì các thành phần trong dịch mật sẽ bị xáo trộn và kết tụ tạo thành sỏi mật. Sự xuất hiện của sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật, tăng áp lực trong đường mật mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, tổn thương đường mật, túi mật.

Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật (90% bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện là do viêm đường mật, túi mật) cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong.

Sỏi gan có thể gây ứ mật trong gan, gây áp xe gan, xơ gan dẫn đến suy gan làm giảm khả năng chuyển hóa trong cơ thể.

Nguyên nhân bệnh Sỏi mật

Nguyên nhân sỏi mật nói chung có thể bao gồm:

  • Nhịn ăn: khiến túi mật có thể không tiết như bình thường

  • Giảm cân nhanh: khiến gan tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật

  • Nồng độ cholesterol trong máu cao

  • Béo phì: là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và gây khó khăn trong việc làm rỗng túi mật.

  • Uống thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố cho các triệu chứng mãn kinh hoặc đang mang thai: có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.

  • Bệnh mãn tính: như bệnh đái tháo đường, ...

  • Bệnh lý huyết học: thiếu máu tán huyết, ...

  • Do di truyền

 

Nguyên nhân tạo sỏi cholesterol:

  • Lớn tuổi

  • Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật

  • Do sinh đẻ nhiều (phụ nữ)

  • Do biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, ...

  • Do dùng nhiều một số dược phẩm như clofibrate, estrogen, ...

Nguyên nhân tạo sỏi sắc tố mật:

  • Lớn tuổi

  • Bệnh lý đường mật: ứ đọng dịch mật, nhiễm vi trùng hay ký sinh trùng đường mật

  • Bệnh lý khác: xơ gan, bệnh thiếu máu tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu hình liềm

Triệu chứng bệnh Sỏi mật

Dấu hiệu sỏi mật thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh dạ dày, thường bao gồm:

Đau bụng

Sỏi mật đau ở đâu? Phần lớn trường hợp sỏi mật có triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải, nhưng cũng không ít trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức).

Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ hoặc về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau nhiều và liên tục kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.

Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:

  • Sỏi túi mật: khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải theo từng cơn.

  • Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: người bệnh đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị.

Rối loạn tiêu hóa

Sỏi mật làm cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chậm tiêu, chán ăn, sợ thức ăn có nhiều dầu mỡ.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau bữa ăn, có thể kèm theo buồn nôn và nôn.

Người bệnh cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ và không thuyên giảm dù có uống thuốc giảm đau.

  • Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi.

  • Buồn nôn và nôn kèm cảm giác chướng bụng.

  • Ngứa da kết hợp vàng da hoặc vàng mắt.

Đối tượng nguy cơ bệnh Sỏi mật

  • Phụ nữ: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nhiều so với nam giới do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật

  • Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh

  • Thừa cân hoặc béo phì: những người thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 có nguy cơ cao mắc sỏi mật

  • Độ tuổi từ 40 trở lên: tuổi tác càng cao càng có nhiều khả năng bị sỏi mật

  • Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh viêm ruột mãn tính: khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém, làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

  • Tiền sử gia đình bị sỏi mật

  • Giảm cân nhanh chóng

  • Giảm vận động đường mật: những người làm công việc văn phòng, ít vận động, ngồi nhiều hoặc những người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày (người thực vật) rất dễ bị tình trạng này

  • Táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi

  • Bệnh lý: rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tăng men gan, …), rối loạn mỡ máu

  • Đang mang thai: do thay đổi nội tiết tố và giảm khả năng co bóp của túi mật do kích thước của thai

  • Dùng thuốc:

Sử dụng thuốc tránh thai dài ngày làm tăng nội tiết tố estrogen từ đó  làm tăng đào thải cholesterol trong mật

Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng đào thải cholesterol trong dịch mật

Phòng ngừa bệnh Sỏi mật

Phòng ngừa sỏi mật chủ yếu bằng cách thay đổi chế độ ăn:

  • Giảm mỡ: cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...

  • Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

  • Giàu đường bột: thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật và nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.

  • Giàu vitamin C và vitamin nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột) có trong rau và hoa quả tươi

  • Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.

  • Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate, thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa..

  • Thực phẩm nên dùng: Nước ép, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn heo, thịt bò, cá lóc, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh có thể dùng được.

  • Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ, dầu thảo mộc, mỡ gà vịt.

  • Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sỏi mật

  • Xét nghiệm máu: giúp đánh giá chức năng gan và nồng độ cholesterol trong máu.

  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng, chụp X-quang bụng, chụp CT scanner vùng bụng là phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán sỏi mật

Sỏi cholesterol thường đơn độc, có màu nhạt và không cản tia X  nên không thấy được trên phim X-quang mà thấy được trên siêu âm. Sỏi sắc tố mật chủ yếu là canxi bilirubinat, có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều nên quan sát được trên phim X-quang.

Các biện pháp điều trị bệnh Sỏi mật

Cách làm giảm cơn đau sỏi mật tạm thời:

  • Chườm ấm vùng bụng: bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm

  • Uống nước hoa quả: uống nước cam, nước chanh hoặc nước ép rau củ. Các loại thức uống giàu vitamin này không những tốt cho sức khỏe mà còn rất ngon miệng, giúp làm tinh thần phấn chấn hơn, dịu đi cơn đau do sỏi mật.

Các giải pháp điều trị lâu dài:

Điều trị sỏi mật tùy thuộc thành phần sỏi và mức độ trầm trọng của bệnh. Có nhiều cách điều trị sỏi mật: dùng thuốc, dùng sóng rung động tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật gắp sỏi, thay đổi chế độ ăn. Nếu sỏi yên lặng không triệu chứng thì không điều trị, chỉ điều trị khi sỏi có triệu chứng, tuy nhiên sỏi ống mật phải điều trị dù không có triệu chứng.

Thuốc uống điều trị sỏi mật:

Do tính chất phức tạp về cấu tạo, vị trí, dạng sỏi nên không có thuốc điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Chỉ có sỏi cholesterol có thể được bào mòn bằng các thuốc có thành phần tương tự như acid mật.

Điều kiện để dùng thuốc uống trị sỏi mật:

  • Sỏi không lớn hơn 1cm

  • Thể tích của tất cả sỏi trong túi mật không lớn hơn 1/3 thể tích túi mật

  • Chức năng túi mật còn tốt

  • Ống dẫn mật không bị nghẹt

  • Bệnh nhân không đang dùng thuốc giảm mỡ, thuốc dạ dày

Nên uống thuốc vào buổi chiều, vì buổi tối gan thường sản xuất ra dịch mật làm thúc đẩy quá trình tạo sỏi.

Điều trị sỏi mật bằng thuốc có thể kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm, khả năng thành công  là 40-70%. Phụ nữ phải tránh có thai trong khi dùng thuốc.

Tán sỏi mật ngoài cơ thể:

Phương pháp này được sử dụng từ năm 1985. Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước của sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Kỹ thuật này thích hợp cho sỏi mật đơn độc hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương pháp nội soi.

Tuy nhiên phương pháp bắn sỏi còn có hạn chế vì chỉ sử dụng cho một số bệnh nhân sau:

  • Sỏi đơn độc, không phải là sỏi canxi, có đường kính nhỏ hơn 2cm

  • Chức năng đông máu bình thường

  • Không có hiện tượng viêm túi mật hoặc viêm tụy

  • Không dùng cho phụ nữ có thai

Sau khi bắn sỏi có thể dùng thuốc để hòa tan sỏi vụn, bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau vài tháng, tỉ lệ thành công khoảng 60-90%.

Phẫu thuật điều trị sỏi mật

Là phẫu thuật thông thường và an toàn, tuy nhiên ở một số bệnh nhân vẫn có thể có biến chứng. Khoảng 25% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật. Vì vậy, nên điều trị sỏi mật bằng phương pháp bảo tồn, chỉ khi những phương pháp trên thất bại thì phẫu thuật là phương pháp sau cùng.

Ngày nay có thể lấy sỏi mật bằng thủ thuật nội soi, nhờ vậy tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật lớn và rút ngắn thời gian nằm viện

Chế độ ăn uống lành mạnh

Điều này giúp giảm các triệu chứng sỏi mật như đầy hơi, khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa một phần nguy cơ sỏi tăng kích thước.

  • Nên ăn nhiều loại rau quả tươi và uống đủ nước.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh.
Xem thêm:

>> Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

>> Vạn Tâm Pharma giao hàng tận nơi cho khách hàng trên toàn quốc

>> Viêm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DETOXGAN

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DETOXGAN

Hỗ trợ giải độc gan, mát gan, tăng cường chức năng gan.
Liên hệ giá
Nước uống Venus Beauty Collagen Japan 25000mg

Nước uống Venus Beauty Collagen Japan 25000mg

Tăng cường độ đàn hồi, giúp da săn chắc, khỏe mạnh
Liên hệ giá
Viên uống giảm cân Sunslim

Viên uống giảm cân Sunslim

Tăng chuyển hóa chất béo, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm béo
Liên hệ giá
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MOMODIC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MOMODIC

Hỗ trợ ổn định đường huyết
Liên hệ giá
call Hotline 
Số 05 đường số 15, Khu Vực 4, Phường An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ - Code: 94000

Tọa Độ: 10.040473, 105.754148